Mụn rộp ở môi bôi thuốc gì? Cách chăm sóc môi bị mụn rộp

Mụn rộp ở môi gây ra nhiều điều phiền toái cho người bệnh, chúng gây đau rát, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và thẩm mỹ. Để điều trị mụn rộp ở môi, bạn có thể uống thuốc, bôi thuốc và chăm sóc môi an toàn. Hãy cùng seoulluxury.vn tìm hiểu mụn rộp ở môi bôi thuốc gì và cách chăm sóc như thế nào trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân bị mụn rộp ở môi

Mụn rộp ở môi có dấu hiệu là các nốt mụn nước đỏ, kích thước nhỏ li ti và viêm loét. Chúng mọc xung quanh viền môi, gây ra cảm giác đau, nóng rát. Nguyên nhân xuất hiện mụn rộp thường do da bị nhiễm khuẩn virus herpes simplex trong điều kiện vùng miệng có vết thương hở hoặc sau phun xăm môi.

Mụn rộp ở môi với nhiều hạt li ti
Mụn rộp ở môi với nhiều hạt li ti

Loại virus này có thể lây truyền qua tiếp xúc nước bọt hoặc chất dịch của mụn bị vỡ. Ngoài nguyên nhân bị lây virus gây bệnh, tình trạng mụn rộp ở môi có thể do những nguyên nhân khác như: căng thẳng, thiếu ngủ, bị ốm, cơ thể nóng trong, phẫu thuật, thay đổi nội tiết tố, phụ nữ tới ngày kinh nguyệt…

Mụn rộp ở môi bôi thuốc gì? 5 loại thuốc nên dùng

Bệnh mụn rộp ở môi không gây nguy hiểm về sức khỏe, nhưng nếu không điều trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống, vệ sinh và thẩm mỹ. Để điều trị bệnh này, các bác sĩ da liễu thường kê đơn một số loại thuốc uống, thuốc bôi đặc trị sau đây.

Bôi thuốc mỡ

Thuốc mỡ thường dùng kháng virus, diệt khuẩn và thúc đẩy làm lành vết thương ngoài da nhanh chóng. Dùng thuốc mỡ bôi trực tiếp lên môi bị mụn rộp. Sau khi bôi có thể gây ngứa ngáy, đau rát do tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, cảm giác này không kéo dài lâu và không ảnh hưởng tới môi.

Bôi thuốc mỡ giúp kháng viêm môi rộp
Bôi thuốc mỡ giúp kháng viêm môi rộp

Thuốc bôi kháng virus acyclovir 1%

Công dụng của thuốc kháng virus acyclovir 1% là tiêu diệt và ngăn cản sự lây lan của virus herpes simplex gây mụn rộp ở môi. Đồng thời giảm cơn đau rát, khó chịu và biến chứng của mụn rộp. Ngoài dạng thuốc bôi, acyclovir 1% còn có dạng viên nén và hỗn hợp uống tiện lợi, bạn có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc bôi để có hiệu quả nhanh.

Kem bôi Penciclovir

Penciclovir là thuốc bôi điều trị bệnh ngoài da do virus herpes tấn công được bác sĩ khuyên dùng. Thuốc có công dụng làm giảm biến chứng đau, ngứa của mụn rộp, ngăn chặn sự lây lan của virus và hỗ trợ làm lành vết thương mụn bị lở loét. Với tác dụng này, thuốc Penciclovir ngăn sự phát tán trở lại của mụn rộp.

Thuốc bôi Denavir

Cũng như các loại thuốc kháng virus ở trên, thuốc bôi Denavir giúp chống virus herpes, giảm viêm, giảm triệu chứng của mụn rộp ở môi và kích thích tái tạo vết thương hồi phục. Đặc điểm khác biết của loại thuốc này là không có khả năng ngăn cản sự lây lan và phát tán của virus gây bệnh.

Bôi trực tiếp lên nốt mụn đã vệ sinh sạch sẽ
Bôi trực tiếp lên nốt mụn đã vệ sinh sạch sẽ

Thuốc bôi trị mụn rộp Abreva

Thuốc bôi Abreva giúp tiêu khuẩn, làm chậm sự phát triển của virus và làm lành vết loét mụn sau khi bị vỡ nhân. Với thành phần chứa hoạt chất Docosanol, thuốc bôi được bác sĩ kê đơn cho trường hợp bị mụn rộp ở môi mới phát triển ở giai đoạn đầu và chưa có biến chứng nghiêm trọng.

Điều cần lưu ý khi bôi thuốc trị mụn rộp ở môi

Khi bôi thuốc trị mụn rộp ở môi, bạn cần được bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn cách sử dụng thuốc. Hãy dùng loại thuốc do bác sĩ kê đơn để đảm bảo phù hợp với tình trạng mụn và cơ địa. Nên bôi thuốc điều trị từ sớm để tránh virus lây lan và làm giảm tình trạng mụn rộp biến chứng nặng hơn.

Bạn cần dùng thuốc bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. Nên bôi thuốc đều đặn và có thể sử dụng thêm thuốc uống chống viêm, trị mụn rộp khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý trước khi bôi thuốc lên môi cần rửa tay và vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Dùng bông tẩy trang thấm ướt nước muối sinh lý, sau đó lau nhẹ nhàng vùng môi, giúp loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.

Dùng tăm bông lấy đi chất bẩn trên môi
Dùng tăm bông lấy đi chất bẩn trên môi

Cách chăm sóc môi bị mụn rộp nhanh biến mất 

Song song quá trình trị mụn rộp ở môi bằng thuốc bôi đặc trị, bạn cần chú ý cách chăm sóc môi, kiêng cữ để giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa mụn phát triển và chống để lại sẹo về sau.

Chườm đá giảm đau

Cách làm dịu mụn rộp đau, nóng rát hiệu quả nhanh nhất đó là dùng đá lạnh chườm lên môi. Dưới tác dụng của nhiệt lạnh, nốt mụn đỏ, viêm rát giảm đau dần và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Lưu ý sử dụng đá viên sạch, bạn có thể bọc đá trong khăn sạch hoặc chườm đá trần trực tiếp lên môi.

Uống thuốc giảm đau, kháng viêm

Để điều trị mụn rộp biến mất nhanh chóng thì việc sử dụng các loại thuốc uống giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi ngoài da là cần thiết. Mụn rộp ở môi bôi thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất thì bạn có thể tham khảo những loại thuốc được gợi ý ở trên. Ngoài uống thuốc kháng viêm, hãy bổ sung cho cơ thể các loại viên uống vitamin tổng hợp giúp kích thích phục hồi da.

Uống thuốc kháng sinh giúp kháng viêm vết thương
Uống thuốc kháng sinh giúp kháng viêm vết thương

Giữ vệ sinh môi cẩn thận

Với tình trạng môi bị lên mụn rộp do nhiễm khuẩn virus, vấn đề vệ sinh môi càng thực hiện cẩn thận hơn. Cách vệ sinh nhẹ nhàng, không tác động mạnh khiến mụn rộp vỡ nhân và chảy dịch viêm. Điều này khiến mụn lan sang vùng da khác và khó điều trị dứt điểm.

Để vệ sinh da sạch sâu, kháng viêm và ngăn sự phát triển của virus, thay vì rửa môi bằng nước thường, bạn hãy dùng nước muối sinh lý. Dung dịch nước muối có tính loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, chống khuẩn và làm dịu da hiệu quả cao hơn.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp hạn chế được tình trạng môi khô, kích ứng do mụn rộp ở môi gây khó chịu. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cho cơ thể cũng giúp đào thải các độc tố, tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên uống nhiều nước lọc và các loại nước ép trái cây, rau củ giàu dưỡng chất.

Uống nhiều nước giúp làm mềm, cấp ẩm cho da
Uống nhiều nước giúp làm mềm, cấp ẩm cho da

Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E… và các khoáng chất tự nhiên cực kỳ cần thiết cho làn da. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp bảo vệ làn da, chống viêm, cung cấp dưỡng chất hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo do mụn rộp gây ra.

Một số loại rau củ quả tốt cho người bị mụn rộp nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày như cam, quýt, xoài, kiwi, cải xoăn, ớt chuông, cải ngọt, rau ngót… Lưu ý không nên ăn rau muống, vì rau muống chứa một số chất có thể gây sưng phù vết thương và gây ra sẹo lồi sau khi lành.

Không chạm tay lên môi

Những thói quen chạm tay, cào, bặm môi, liếm môi cần được loại bỏ để tránh đưa vi khuẩn vào vết mụn rộp khiến tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm. Đồng thời khiến vỡ nhân mụn, gây lở loét, viêm nhiễm và lây lan ổ viêm sang vùng da khác.

Tránh chạm tay bẩn lên nốt mụn
Tránh chạm tay bẩn lên nốt mụn

Một số điều cần kiêng cữ khác

Không nên trang điểm môi và tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh tiếp xúc với vùng da bị mụn rộp sẽ dễ gây kích ứng và làm lâu lành vết thương. Lưu ý cần cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm, hạn chế thức khuya.

Hy vọng với những chia sẻ về câu hỏi mụn rộp ở môi bôi thuốc gì sẽ giúp bạn biết thêm được những kiến thức quan trọng. Để qua đó sẽ biết cách chăm sóc, điều trị tình trạng này tại nhà hiệu quả và an toàn.

Đánh giá bài viết này!

Nguồn bài viết từ Thẩm mỹ viện Seoul Luxury.

Via Seoul Luxury https://seoulluxury.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 11 spa ở tại Bình Phước được yêu thích nhất hiện nay

Phun môi màu nude cho vẻ đẹp tự nhiên, dịu dàng

7 + Cách tắm trắng bằng dứa hiệu quả cho làn da sáng mịn, trẻ trung